Công Viên Hirosaki là một trong những địa điểm ngắm hoa anh đào nổi tiếng nhất ở vùng bắc Tohoku của Nhật Bản. Địa điểm này có Lâu Đài Hirosaki xinh đẹp, cũng có hơn 2.600 cây hoa anh đào thuộc các giống khác nhau. Một cảnh nhất định phải chụp là cảnh những cánh hoa anh đào lơ lửng được gọi là “hana-ikada” (nghĩa đen: “bè hoa”) bao phủ mặt nước ở một trong những hào nước của lâu đài. Dĩ nhiên, có nhiều cách để chụp cùng một cảnh. Nhiếp ảnh gia phong cảnh Jiro Tateno chia sẻ 3 biến thể. (Người trình bày: Jiro Tateno, Digital Camera Magazine)

Địa điểm: Công Viên Hirosaki, Quận Aomori, Nhật Bản
Thời điểm đi: Muộn hơn mùa cao điểm ở những nơi như Kyoto/Tokyo. Nói chung, giữa tháng 4 đến đầu tháng 5.
Do nằm ở phía bắc, hoa anh đào ở Aomori nở muộn hơn ở các vùng xa hơn về phía nam, chẳng hạn như Tokyo và Kyoto. Những hình ảnh trong bài viết này được chụp vào ngày 22 và 24 tháng 4.
Thời điểm tốt nhất: Bất kỳ lúc nào.
Những hình ảnh trong bài viết này được chụp vào buổi sáng, nhưng ánh sáng ban đêm trong mùa hoa anh đào cũng mang đến những cơ hội chụp ảnh tuyệt vời!

 

1. Ảnh phong cảnh cổ điển

EOS R5/ RF70-200mm f/4L IS USM/ FL: 94mm/ Manual exposure (f/10, 1/60 giây)/ ISO 100/ WB: 4,800K
Thời điểm trong ngày: 12:30 trưa
Thiết bị khác: Kính lọc PL

Thời gian: Tìm những cánh hoa mới rơi

Cảnh này được chụp tốt nhất khi những cánh hoa mới rơi. Sau một thời gian, màu sắc của chúng trở nên kém hấp dẫn hơn và chúng cũng có thể trôi đi.

Ngay cả khi hoa anh đào nở rộ, thật khó để dự đoán khi nào những cánh hoa sẽ rơi xuống và phủ kín hào nước vì điều đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố môi trường khác nhau. Ở một mức độ nào đó, đó là về sự may mắn! Nhưng kỹ năng quan sát cũng rất quan trọng, do đó hãy đi dạo quanh các hào nước, để mắt, và tìm kiếm cơ hội.

Ảnh này trông không thú vị lắm nếu không có lớp cánh hoa anh đào bồng bềnh.

Ống kính: Sử dụng tiêu cự dài để loại bỏ các yếu tố không cần thiết

Có một số hào nước trong lâu đài, ở đó bạn có thể chụp ảnh những cánh hoa anh đào bồng bềnh. Tuy nhiên, chúng thường được bao quanh bởi những con đường đi bộ và các tòa nhà khác. Chúng sẽ lọt vào khung hình nếu bạn sử dụng ống kính góc rộng, nhất là nếu bạn chụp từ một nơi không cho phép bạn di chuyển đến gần hoa anh đào hơn.

Sẽ có ích khi mang theo một ống kính dài hơn khi bạn đến thăm. Đối với ảnh chính bên trên, tôi đã sử dụng một ống kính tele. Tôi cố gắng loại bỏ những yếu tố gây xao nhãng ở 94 mm để mọi sự chú ý đổ dồn vào những cánh hoa anh đào đang bồng bềnh trong nước.

Con đường đi bộ bên cạnh hào nước vẫn nằm trong khung hình ở 81mm. Tôi đã phải phóng to đến ít nhất 90 mm để loại nó khỏi khung hình.

 

2. Biến thể 1: Bóng màn trập chậm

EOS R5/ RF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 72mm/ Manual exposure (f/11, 10 giây)/ ISO 100/ WB: 4,800K
Thời điểm trong ngày: 10:12 sáng
Thiết bị khác: Kính lọc ND

Sử dụng kính lọc ND để ghi lại chuyển động của nước

Đối với ảnh này, tôi muốn sử dụng bóng của cành và hoa anh đào mà mặt trời buổi sáng muộn chiếu lên lớp cánh hoa dày đang bồng bềnh.

Tôi tình cờ phát hiện ra một điểm ở đó nước đang cuộn xoáy theo hình xoắn ốc và quyết định đưa nó vào ảnh, sử dụng màn trập chậm để nhấn mạnh các hình xoắn ốc do chuyển động của nước tạo ra. Nước chảy chậm đến mức tôi phải sử dụng kính lọc ND để làm cho tốc độ màn trập đủ chậm!

Chụp ở 1/100 giây

Chuyển động xoắn ốc của nước không rõ nếu tốc độ màn trập quá cao. Hình ảnh này trông không linh động bằng.

 

3. Biến thể 2: Một tấm ảnh cận cảnh có thể kể chuyện

EOS R5/ RF70-200mm f/4L IS USM/ FL: 200mm/ Manual exposure (f/5.6, 1/250 giây)/ ISO 320/ WB: 4,800K
Thời điểm trong ngày: 7:27 sáng

Những hào nước chứa đầy những cánh hoa bồng bềnh luôn là điểm nhấn dẫn đến không thiếu những tấm ảnh lấy chúng làm đối tượng chính. Nhưng nếu bạn quan sát kỹ, có rất nhiều đối tượng tiềm năng khác chỉ dành có trong mùa này, hoặc thậm chí tại thời điểm cụ thể này trong năm khi những cánh hoa anh đào bắt đầu rơi.

Đối tượng của tấm ảnh bên trên là một trong số đó. Thay vì ảnh hoa anh đào nở rộ thông thường, tôi đã chụp những đài hoa màu đỏ còn sót lại sau khi hầu hết các cánh hoa đã rụng. Tìm một nhánh vẫn còn một vài cánh hoa và lập khung hình cho nó trên nền hào nước đầy cánh hoa ở hậu cảnh sẽ mang lại cho ảnh ý nghĩa sâu sắc hơn và bắt nó kể một câu chuyện.

Thủ thuật: Nghiêng máy ảnh sao cho mặt nước đầy cánh hoa tạo thành hậu cảnh

Hiệu ứng kể chuyện đến từ việc đặt đài hoa còn sót lại và biển cánh hoa gần nhau trong cùng một khung hình để đạt được hiệu ứng tương phản. Ảnh bên trên có cùng đài hoa trên hậu cảnh bình thường, và có vẻ ít ấn tượng hơn.

Địa điểm: Công Viên Hirosaki, Quận Aomori, Nhật Bản

Tiếp cận: Có thể dễ dàng tiếp cận Công Viên Hirosaki bằng cách đi xe buýt công cộng 20 phút từ Ga JR Hirosaki.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *