okeh là một thuật ngữ được xuất phát từ chữ “Boke” trong tiếng Nhật, nó có nghĩa là nhoè. Trong nhiếp ảnh, từ này được hiểu là hiệu ứng có hình dạng đặc trưng được tạo ra tại các vùng bị mất nét, đa phần ở phần phông nền của bức ảnh. Bokeh góp phần làm cho chủ thể nổi bật so với hậu cảnh và mang lại những hoạ tiết đẹp mắt với độ mờ mịn, mềm mại.

Sigma 35mm f/1.2 DG DN (A)

Thông số nào khiến nhiếp ảnh gia chú ý đầu tiên khi nhìn vào chiếc ống kính máy ảnh? Chắc chắn đa phần câu trả lời sẽ tập trung vào “khẩu độ lớn nhất” của ống kính. Tất nhiên Sigma 35mm f/1.2 DG DN (A) có thể sẽ tạo ấn tượng lớn khi có độ mở đến f/1.2, đồng nghĩa với việc đây là chiếc lens chụp bokeh đẹp mà bạn có thể tham khảo.

Sigma 35mm f./1.2 DG DN (A) được ra mắt vào tháng 07/2019, là ống kính một tiêu cự dành cho các máy ảnh không gương lật full-frame của Sony, Leica, Panasonic và Sigma L-mount. Đặc biệt, đây là ống kính đầu tiên của Sigma có khẩu độ tối đa là f/1.2.

Lens-Sigma-35mm-f/1.2-DG-DN-(A)
(Nguồn ảnh: Photography Blog)

Sigma định vị 35/1.2 DG DN (A) là ống kính cao cấp nên chất lượng hoàn thiện cũng phải xứng tầm hai chữ “cao cấp”. Chiếc lens này được hoàn thiện từ sự kết hợp giữa chất liệu kim loại và TSC độc quyền của hãng. Điểm nhấn là ngàm lưỡi lê bằng đồng bền bỉ, trong khi đó các thành phần thấu kính quang học được làm bằng thủy tinh cao cấp. Ngoài ra, cấu trúc chống bụi và tia nước được tích hợp. Tuy nhiên, với trọng lượng hơn 1kg và chiều dài 13,6cm, các số liệu này có thể gây quan ngại cho những ai cần tính gọn nhẹ, nhưng đây cũng là điều dễ hiểu khi chiếc lens này sở hữu nhiều thông số rất ấn tượng.

Về cấu trúc quang học, thấu kính của chiếc lens này bao gồm 17 thành phần được chia thành 12 nhóm bao gồm ba thấu kính SLD, ba thấu kính phi cầu, một trong số đó là thấu kính phi cầu hai mặt. Cấu trúc quang học này giúp tăng độ sắc nét cũng như độ tương phản, bên cạnh đó là hạn chế hiện tượng quang sai cũng như biến dạng. Ngoài ra, Sigma 35/1.2 DG DN (A) được phủ một lớp Super Multi-Layer giúp làm giảm hiện tượng lóa và bóng mờ đáng kể hơn so với các ống kính thông thường.

Ống kính này được tích hợp hệ thống lấy nét siêu âm (HSM) cùng cơ chế lấy nét trong cho tốc độ rất nhanh và không gây tiếng ồn trong quá trình lấy nét, vòng lấy nét cũng có kích thước rất rộng, giúp người dùng dễ dàng thao tác.

Còn về khả năng chụp bokeh thì sao? Đây chính là điểm nhấn mạnh mẽ nhất của chiếc lens này, Sigma 35mm f/1.2 DG DN (A) với màng chắn 11 lá khẩu cùng độ mở lớn nhất là f/1.2, thực tế cho thấy hiệu ứng bokeh cho ra rất đẹp mắt cùng độ sâu trường ảnh cực kỳ nông. Kết hợp cùng với tiêu cự 35mm, ống kính này dường như sinh ra để phục vụ cho các nhiếp ảnh gia chụp chân dung, sự kiện hay phong cảnh.

Sau đây là bộ ảnh được nhiếp ảnh gia Numazawa Shigemi chụp bằng combo Sony α1 II kết hợp với Sigma 35/1.2 DG DN (A), bộ ảnh này được đăng tải trên trang chủ Sigma Global, mời bạn cùng thưởng thức!

Hinh-anh-chup-tu-lens-Sigma-35mm-f/1.2-DG-DN-(A)

Hinh-anh-chup-tu-lens-Sigma-35mm-f/1.2-DG-DN-(A)-1

Hinh-anh-chup-tu-lens-Sigma-35mm-f/1.2-DG-DN-(A)-2

Nhìn chung, “quái vật” Sigma 35mm f/1.2 DG DN (A) chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng không chỉ cho nhu cầu chụp ảnh với hiệu ứng bokeh xuất sắc mà còn có thể chinh phục thêm nhiều thể loại và các mục đích chụp ảnh khác!

Giá bán tại BHASIA: 30.990.000 đồng.

Sigma 85/1.4 DG DN (A)

Ứng cử viên tiếp theo trong danh sách top lens chụp bokeh đỉnh nhất tiếp tục gọi tên Sigma với mẫu ống kính 85/1.4 DG DN (A), đây là dòng sản phẩm được mệnh danh là mẫu ống kính chụp “chân dung tối thượng”.

Sigma 85mm 1.4 DG DN (A) được trình làng vào tháng 08/2020. Mẫu ống kính này được thiết kế riêng cho các mẫu máy ảnh không gương lật cảm biến full-frame có ngàm Sony E và ngàm L, nếu dùng cho các máy cảm biến APS-C sẽ có tiêu cự tương đương 127.5mm.

Lens-Sigma-85/1.4-DG-DN-(A)
(Nguồn ảnh: Amateur Photographer)

Điểm “ăn tiền” của Sigma 85/1.4 DG DN chính là cấu tạo quang học với 15 thấu kính được chia thành 11 nhóm, bao gồm năm thấu kính SLD, bốn thấu kính HR, một thấu kính phi cầu aspherical cho độ tương phản, độ sắc nét ấn tượng, đồng thời xử lý các hiện tượng như quang sai, mờ viền. Các lớp phủ Super Multi-Layer và Nano Porous cũng được trang bị cho khả năng kiểm soát tốt ánh sáng trong điều kiện ngược sáng phức tạp. Ống kính này có thêm cần gạt mới là Manual Focus Lock (MFL) và cần gạt khóa khẩu độ.

Giống như mẫu 35/1.2 DG DN (A), chiếc lens này được có chất lượng hoàn thiện cũng rất cao cấp cho khả năng chống bụi bẩn và nước. Sigma 85/1.4 DG DN (A) có kích thước tổng thể 84 x 96mm nên trông ngoại quan nhìn rất nhỏ gọn, cộng thêm trọng lượng chỉ có 630g nhẹ gần gấp đôi so với thế hệ tiền nhiệm là 85/1.4 DG HSM (A) với con số lên đến 1.2kg. Có thể thấy chiếc lens này hoàn toàn đáp ứng được các nhu cầu đề cao tính tiện dụng và linh hoạt.

Tiêu cự 85mm được nhiều nhiếp ảnh gia ưa thích sử dụng cho thể loại chân dụng. Mẫu ống kính này còn được trang bị màng chắn có 11 lá khẩu với độ mở lớn nhất là f/1.4, hiệu ứng bokeh cho ra tròn đẹp, mềm mại và rất ấn tượng. Ngoài ra, Sigma còn tích hợp thêm cần gạt khóa khẩu độ. Đây chắc chắn là sự lựa chọn ưng ý cho những nhiếp ảnh gia chuyên chụp chân dung xoá phông cần chất lượng bokeh một cách khắt khe nhất.

Sau đây là bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Yoshino Adachi thực hiện với sự kết hợp giữa máy ảnh Sony α7R III và Sigma 85/1.4 DG DN (A), được đăng tải trên trang chủ Sigma Global.

Hinh-anh-chup-tu-lens-Sigma-85/1.4-DG-DN-(A)

Hinh-anh-chup-tu-lens-Sigma-85/1.4-DG-DN-(A)-1

Hinh-anh-chup-tu-lens-Sigma-85/1.4-DG-DN-(A)-2

Tổng thể, Sigma 85/1.4 DG HSM (A) là mẫu ống kính “vừa tốt gỗ vừa tốt nước sơn” lại còn được bán ra với mức giá quá tốt, đây chắc chắn là “món hời” cho những ai cần sự cân bằng giữa chất lượng và tài chính, cụ thể là dùng cho nhu cầu chụp bokeh siêu đỉnh.

Bên cạnh 85/1.4 DG DN (A), bạn cũng có thể cân nhắc Sigma 105/1.4 DG DN (A) h được ra mắt cùng thời điểm.

Giá tham khảo tại BHASIA: 23,490,000₫

Canon EF 50mm f/1.8 STM

Đối với dòng máy ảnh Canon, khá bất ngờ khi gọi tên chiếc lens “bình dân” 50mm f/1.8 STM cho nhu cầu chụp bokeh. Dù không sở hữu những thông số quá khủng khiếp, nhưng khi căn cứ vào giá trị thực tế mà 50/1.8 STM mang lại, nó xứng đáng được liệt kê vào danh sách này.

Canon 50mm f/1.8 STM được ra mắt vào giữa năm 2015, chiếc lens này có thể dễ dàng tích hợp cho các dòng máy ảnh DSLR hoặc đối với Mirrorless, bạn cũng có thể sử dụng ngàm chuyển Viltrox hay mua phiên bản RF. Nếu dùng cho máy ảnh cảm biến APS-C, 50/1.8 STM sẽ có độ dài tiêu cự tương đương 75mm.

Lens-Canon-EF-50mm-f/1.8-STM

Mặc dù Canon EF 50mm f/1.8 STM được định vị với mức giá cấp thấp nhưng thiết kế kiểu dáng của chiếc lens này cũng đạt được độ thẩm mỹ cần thiết, đây vốn là nhược điểm của thiết bị Canon ở phân khúc này. Về chất lượng hoàn thiện ở mức ổn so với tầm giá, chất liệu tổng thể tuy bằng nhựa nhưng ngàm lại là kim loại có vẻ bền bỉ, tất nhiên nó không thể chống chịu được trong thời tiết khắc nghiệt. Điểm cộng là 50/1.8 STM nhỏ gọn với kích thước 69.2 x 39.3mm, trọng lượng 159g rất nhẹ, nhìn chung lens này có tính cơ động rất cao.

Cấu trúc quang học với 6 thấu kính được chia thành 5 nhóm, đôi lúc sẽ xuất hiện tình trạng viền tím trong các điều kiện ánh sáng phức tạp nhưng chất lượng ảnh cho ra lại rất sắc nét trong điều kiện ánh sáng lý tưởng. Ngoài ra, chiếc lens này được phủ lớp Super Spectra Coating giúp tăng độ tương phản và chống loá rất hiệu quả, đây là điểm “ăn tiền” tại phân khúc cấp thấp. Hệ thống lấy nét được trang bị động cơ STM khá mượt nhưng tốc độ và khả năng giảm tiếng ồn khi lấy nét tự động không quá ấn tượng, tuy nhiên nếu so với tầm giá thì hệ thống lấy nét của Canon 50mm f/1.8 STM cũng tương đối ngon.

Điểm quan trọng của chiếc lens này chính là khẩu độ f/1.8 với 7 lá khẩu, nâng cấp đáng kể so với thế hệ tiền nhiệm, thực tế xoá phông bằng chiếc lens này rất ổn với độ chi tiết và màu sắc tốt, còn bokeh cho ra ở mức tạm được so với giá tiền.

Sau đây là bộ ảnh được chụp từ lens Canon 50mm f/1.8 STM được đăng tải trên diễn đàn ảnh FlickR, mời bạn cùng tham khảo!

Hinh-anh-chup-tu-Lens-Canon-EF-50mm-f/1.8-STM

(Tác giả: Omica Meinen, được đăng tải trên FlickR)

Hinh-anh-chup-tu-Lens-Canon-EF-50mm-f/1.8-STM-1
(Tác giả: Kaspars Rumbens, được đăng tải trên FlickR)

Hinh-anh-chup-tu-Lens-Canon-EF-50mm-f/1.8-STM-2

Vậy cuối cùng lý do tại sao Canon 50mm f/1.8 STM lọt vào danh sách top lens chụp bokeh đỉnh nhất? Đây chính là chiếc lens bán chạy nhất của Canon tính đến thời điểm hiện tại, với mức giá siêu rẻ nhưng công năng lại không hề rẻ, đặc biệt là cho ra ảnh xoá phông với bokeh rất ổn trong tầm giá. Xét về mặt hiệu suất, nó hoàn toàn không phải chiếc lens chụp bokeh đỉnh nhất của Canon, nhưng đây là chiếc lens có giá trị thực tiễn đỉnh nhất với khả năng chụp xoá phông ấn tượng, Canon 50mm f/1.8 STM là một “món quà” dành cho tất cả những ai yêu nhiếp ảnh, hoàn toàn xứng đáng được giới thiệu trong danh sách này!

Tuy nhiên, nếu bạn là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp cần một ống kính chất lượng cao vượt trội hơn, bạn có thể tham khảo đến mẫu Canon 50mm f/1.2L USM.

Giá tham khảo: 3.500.000 đồng

Nikon Z 50mm f/1.2 S

Nikon Z 50mm f/1.2S là mẫu ống kính được ra mắt vào tháng 9/2020, dùng cho các dòng máy ảnh không gương lật của Nikon. Đây chính là ống kính có khẩu độ lớn nhất với f/1.2 đầu tiên của hãng, đồng thời cũng chính là lý do để Nikon Z 50/1.2 S được xuất hiện trong danh sách top lens chụp bokeh đỉnh nhất này!

Đây là mẫu ống kính được hãng ấn định ở cao cấp nên tổng thể về thiết kế trông rất đẹp theo phong cách tối giản, nhìn chuyên nghiệp, chất lượng hoàn thiện không có gì bàn cãi với khả năng chống chịu thời tiết khắc nghiệt rất tốt. Mặc dù vậy, giống như Sigma 35/1.2 DG DN (A), Nikon Z 50/1.2 S có một vấn đề khi trọng lượng lên đến 1.09kg và chiều dài là 15cm.

Lens-Nikon-Z-50mm-f/1.2-S
(Nguồn ảnh: Digital Camera World)

Về cấu trúc quang học của Nikon 50/1.2 S bao gồm 17 thành phần được chia thành 15 nhóm bao gồm ba thấu kính phi cầu, hai thấu kính phân tán cực thấp. Ống kính này cũng bao gồm ba lớp phủ chuyên dụng của Nikon là Nano Crystal, Super Integrated và ARNEO, các lớp phủ này giúp xử lý hiện tượng phản xạ bên trong, lóa sáng, mang lại khả năng tái tạo màu sắc và độ tương phản vượt trội. Các hiện tượng như biến dạng và quang sai màu cũng được kiểm soát rất tốt trên mẫu ống kính này.

Hệ thống lấy nét được trang bị động cơ bước STM cho khả năng lấy nét tự động cực nhanh và êm ái, rất phù hợp cho chụp thể thao cũng như quay video chuyên nghiệp.

Nikon Z 50mm f/1.2 S có màng chắn 9 lá khẩu với độ mở ấn tượng f/1.2, một điều chắc chắn là ống kính này sẽ cho ra hiệu ứng bokeh xuất sắc với độ to tròn và mềm mại, trông rất đẹp mắt. Thật khó để đạt được sự cân bằng giữa việc có được hiệu ứng bokeh mềm mại nhất trong khi vẫn duy trì độ nét cao, và bất ngờ khi chiếc lens này đã làm được điều đó.

Hinh-anh-chup-tu-lens-Nikon-Z-50mm-f/1.2-S
(Tác giả: Winston Smith, đăng tải trên FlickR)

Hinh-anh-chup-tu-lens-Nikon-Z-50mm-f/1.2-S-1
(Tác giả: Michalis-Fotography, đăng tải trên FlickR)

Hinh-anh-chup-tu-lens-Nikon-Z-50mm-f/1.2-S-2
(Tác giả: Ginger Snap, đăng tải trên FlickR)

Tổng thể, đây là chiếc lens có hiệu suất vượt trội cùng chất lượng hoàn thiện tuyệt vời với khả năng chụp bokeh xuất sắc. Người dùng Nikon chắc chắn sẽ cảm thấy ưng ý khi sở hữu chiếc ống kính này để phục vụ nhiều nhu cầu chụp khác nhau với tiêu cự 50mm “thần thánh”.

Giá bán tham khảo: 54.990.000 đồng.

Panasonic Leica DG Nocticron 42.5mm f/1.2 ASPH Power OIS

Chiếc lens cuối cùng trong danh sách này có cái tên khá dài, Panasonic Leica DG Nocticron 42.5mm f/1.2 ASPH Power OIS, đây là chiếc ống kính được ra mắt hơn 10 năm trước, dành cho các dòng máy ảnh sử dụng ngàm Micro Four Thirds, điểm nhấn lớn nhất là khẩu độ f/1.2 rất phù hợp để chụp bokeh.

Chiếc lens này được hoàn thiện bằng vật liệu kim loại vô cùng chắc chắn, nó cũng có khả năng chống chịu trong thời tiết khắc nghiệt. Panasonic 42,5mm ƒ/1.2 Nocticron có tổng thể lớn và nặng 425g, có phần nhỉnh hơn về trọng lượng khi so với tiêu chuẩn Micro Four Thirds.

Lens-Panasonic-Leica-DG-Nocticron-42.5mm-f/1.2-ASPH-Power-OIS
(Nguồn ảnh: Henry’s Note)

Về cấu tạo quang học, thấu kính của mẫu ống kính này được thiết kế bao gồm 14 thấu kính được chia thành 11 nhóm bao gồm hai thấu kính phi cầu, một thấu kính phân tán cực thấp, một thấu kính UHR và một thấu kính ED giúp kiểm soát hiện tượng quang sai sắc và biến dạng cũng như tăng cường độ nét, độ tương phản của ảnh. Ngoài ra, lớp Nano Surface Coating cũng được tráng giúp hạn chế hiện tượng flare và ghosting.

Hệ thống lấy nét được trang bị động cơ bước STM với cơ chế lấy nét trong có tốc độ lấy nét nhanh, êm và mượt. Kết hợp với khả năng chống rung quang học Power có tính ổn định cao. Chiếc lens này rất phù hợp cho nhu cầu quay video chuyên nghiệp.

Panasonic 42,5mm ƒ/1.2 Nocticron được trang bị màng chắn 9 lá khẩu với độ mở lớn nhất là f/1.2, hiệu ứng bokeh cho ra cũng thuộc dạng “đỉnh của chóp” trong phân khúc giá. Khẩu độ f/1.2 cũng giúp chiếc lens này dễ dàng chinh phục thử thách trong điều kiện chụp thiếu sáng.

Hinh-anh-tu-Lens-Panasonic-Leica-DG-Nocticron-42.5mm-f/1.2-ASPH-Power-OIS
(Tác giả: Kent Ekasak, được đăng tải trên FlickR)

Hinh-anh-tu-Lens-Panasonic-Leica-DG-Nocticron-42.5mm-f/1.2-ASPH-Power-OIS-1
(Tác giả: Benny Janssen, được đăng tải trên FlickR)

Hinh-anh-tu-Lens-Panasonic-Leica-DG-Nocticron-42.5mm-f/1.2-ASPH-Power-OIS-2
(Tác giả: Michael Hansen, được đăng tải trên FlickR)

Nhìn chung, Panasonic 42,5mm ƒ/1.2 Nocticron là một chiếc lens “đáng đồng tiền bát gạo” cho người dùng hệ máy ảnh ngàm M/43, đặc biệt rất phù hợp cho những ai đang cần một chiếc lens để chụp xoá phông với chất lượng bokeh hoàn mỹ.

Giá bán tham khảo: 34.990.000 đồng.

Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chọn lựa chọn những ống kính chuyên chụp bokeh tốt nhất. Nếu bạn có gợi ý về một ống kính nào đó tốt hơn, đừng ngần ngại để lại ý kiến ở phía bên dưới nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *